Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm đại trực tràng mãn tính

1. Chức năng và vị trí của đại trực tràng trong cơ thể là gì?

Đại trực tràng hay còn gọi là ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, hình chữ U ngược. Dài khoảng 1.5 – 2 m, phía trên nối với hồi tràng qua lỗ hồi manh tràng có van hồi manh tràng, phía dưới tiếp giáp với ống hậu môn.

Nhiệm vụ của đại trực tràng là tiếp nhận các thức ăn không tiêu hóa được (chất xơ…), một số vi khuẩn ở ruột già có thể  sản xuất các vitamin cho cơ thể, hấp thụ nước và tạo nên phân để thải ra ngoài.

Tùy theo vị trí của ruột già sẽ có tên gọi khác nhau như hình minh họa

Hình 1: Hình ảnh minh họa giải phẫu đại trực tràng.

2. Nguyên nhân của viêm đại trực tràng mãn tính?

Viêm đại tràng mãn tính bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn, các ký sinh vật ….. qua ăn uống nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mãn tính.

Các nguyên nhân của viêm đại trực tràng mãn tính bao gồm:

Nhiễm trùng. Bệnh lây truyền tình dục như: bệnh lậu, herpes sinh dục và chlamydia. Nhiễm trùng kết hợp với bệnh truyền qua thực phẩm, chẳng hạn như shigella, salmonella và campylobacter.

Bệnh viêm loét đại tràng hoặc của bệnh Crohn ( do bệnh tự miễn ).

Xạ trị bệnh ung thư có thể xảy ra hàng tháng và năm sau điều trị.

Hình 2: Viêm niêm mạc đại tràng

3. Triệu chứng của viêm đại trực tràng mãn tính biểu hiện như thế nào?

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2 đến 6 lần mỗi ngày.
  • Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn.
  • Bụng trướng hơi, căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng.
  • Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.
  • Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, café …
  • Một khi đã mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, việc chữa trị trở nên rất khó khăn đặc biệt khi xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận sống chung” với bệnh trong nhiều năm, thậm chí cả đời.

 

Hình 3: Triêu chứng lâm sàng của viêm đại trực tràng mãn.

4. Chn đoán viêm đại trực tràng mãn tính bằng cách nào?

Nội soi đại trực tràng:  là xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi ngờ có viêm đại trực tràng mãn tính, qua NS bác sĩ có thể biết được tương đối vị trí, mức độ tổn thương ở đoạn nào của ruột già và đặc biệt là phân biệt với ung thư đại trực tràng.

Ngoài xét nghiệm nội soi đại tràng Bác sĩ sẽ còn thực hiện một số xét nghiệm khác như: tìm máu ẩn trong phân, xét nghiệm máu tìm nguyên nhân nhiễm trùng…

5. Các phương pháp điều trị viêm đại trực tràng mãn tính hiện nay là gì?

Điều trị viêm niêm mạc trực tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm.

  • Điều trị viêm niêm mạc trực tràng gây ra do nhiễm trùng

Thuốc kháng sinh. Đối với viêm niêm mạc trực tràng gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng siêu vi. Đối với viêm niêm mạc trực tràng gây ra do nhiễm virus, chẳng hạn như các vi rút herpes truyền qua đường tình dục, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng vi-rút.

  • Điều trị viêm niêm mạc trực tràng do xạ trị

Trường hợp nhẹ viêm niêm mạc trực tràng bức xạ có thể không cần điều trị. Trường hợp nặng có thể gây đau và chảy máu nghiêm trọng, đòi hỏi phải điều trị. Các loại thuốc để kiểm soát chảy máu. Steroids và các loại thuốc chống viêm khác có thể được chỉ định dạng thuốc đạn, thuốc viên hoặc dạng thuốc xổ. Những thuốc này có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm chảy máu.

  • Trong bệnh lý tự miễn dùng thuốc ức chế miễn dịch một số tỏ ra hiệu quả.

6. Chế độ dinh dưỡng trong viêm đại trực tràng mãn tính như thế nào?

  • Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.
  • Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ. Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.
  • Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà…đều phải kiêng.
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.
  • Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
  • Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.

BS: Phòng Khám Chuyên Khoa 108

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *