Những câu hỏi thường gặp về bệnh áp xe và rò hậu môn

1.Bệnh áp xe cạnh hậu môn  và rò hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng cấp tính vùng quanh hậu môn làm các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, dẫn đến vỡ miệng ra da khu vực cạnh hậu môn.

Rò hậu môn là trình trang viêm nhiễm mãn tính vùng hậu môn do áp xe cạnh hậu môn đã phẫu thuật rạch tháo mủ hay vỡ mũ tư nhiên

Hình 1: Hình ảnh áp xe và rò hậu môn

 

2.Triệu chứng của bệnh áp xe và rò hậu môn như thế nào?

  • Cảm thấy đau đớn và sờ thấy 1 khối căng ở rìa lỗ hậu môn, khi lỗ rò được hình thành người bệnh thấy xuất hiện những cơn đau ngắt quãng và có mủ hoặc dịch vàng chảy ra từ lỗ rò. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và có cảm giác xì hơi qua lỗ rò.
  • Nguyên nhân gây rò hậu môn chủ yếu xuất phát từ apxe hậu môn không được chữa trị khiến các vùng apxe bị vỡ ra, tạo thành các đường rò.

 

3. Chn đoán bệnh áp xe và rò hậu môn bằng cách nào?

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng khối sưng đau cạnh hậu môn hay lỗ rò cạnh hậu môn có rỉ dịch, tuy nhiên BS chuyên khoa sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ cũng như có kế hoạch điều trị.

Các xét nghiệm thường dùng là

  • X quang đường rò có cản quang
  • Nội soi trực tràng ống soi mềm
  • Siêu âm qua lòng trực tràng hay chụp MRI vùng chậu trong trường hợp khó.

Bs chuyên khoa thường đánh giá vị trí của rò hậu môn và áp xe canh hậu nôn trước khi tiến hành điều trị

Hình 2: Các vị trí áp xe cạnh và rò hậu môn

 

4. Các phương pháp điều trị bệnh áp xe và rò hậu môn hiện nay là gì?

Điều trị áp xe cạnh hậu môn chủ yếu bằng phẫu thuật là rạch tháo lưu mủ cấp cứu sau đó dùng kháng sinh + giảm đau + thay băng tích cực.

Hai phương pháp hay dùng để phẫu thuật rò hậu môn hiện nay là cắt trọn đường rò và cắt một phần + cột dây thun phần còn lại tùy vị trí rò cao hay thấp.

Hình 3: Phẫu thuật cắt trọn và cột dây thun đường rò

Phòng tránh áp xe và rò hậu môn

  • Nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhấtđịnh trong ngày, sau khi đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm.
  • Thường xuyên vận động, nên ăn nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả…Hạn chế đồ cay nóng, các chất kích thích, các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và protein đặc biệt uống hiều nước tránh táo bón.

BS: Phòng Khám CK 108

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *